Phân bố và môi trường sống Gấu đen Bắc Mỹ

Phân bố và số lượng

Số lượng quần thể gấu đen
tại Canada (1993) [3]
Alberta39600
British Columbia121600
Manitoba25000
New BrunswickKhông rõ
Newfoundland6000-10000
Northwest TerritoriesKhông rõ
Nova ScotiaKhông rõ
Ontario65000-70000
Québec60000
SaskatchewanKhông rõ
Yukon10000

Trong quá khứ, gấu đen Mỹ chiếm phần lớn các khu vực rừng ở Bắc Mỹ. Hiện nay, chúng bị giới hạn chủ yếu tại các khu vực rừng yên tĩnh, rải rác.[16]

Gấu đen Mỹ hiện đang sinh sống nhiều ở Canada. Chúng bị tuyệt chủng tại đảo Hoàng tử Edward Island kể từ năm 1937. Tổng số lượng của gấu Canada là từ 396.000 đến 476.000,[17] dựa trên các cuộc khảo sát được thực hiện trong những năm 1990 tại bảy tỉnh của Canada, mặc dù ước tính này không bao gồm các quần thể gấu đen Mỹ ở New Brunswick, vùng lãnh thổ Tây Bắc, Nova Scotia, và Saskatchewan. Số lượng của gấu đen tại tất cả các tỉnh ổn định trong suốt thập kỷ qua.[3][16]

Phạm vi hiện tại của gấu đen Mỹ tại Hoa Kỳ là không đổi trong suốt hầu hết vùng đông bắc (từ dưới dãy núi Appalachian gần như liên tục đến Virginia và Tây Virginia), phía bắc vùng trung tây, khu vực dãy núi Rocky, bờ biển phía tây và Alaska. Tuy nhiên phân bố của chúng ngày càng bị chia nhỏ hoặc vắng mặt trong các khu vực khác. Mặc dù vậy, gấu đen Mỹ ở những khu vực dường như đã mở rộng phạm vi phân bố của chúng trong thập kỷ qua, chẳng hạn như mới thấy gần đây ở Ohio, mặc dù chúng có thể chưa đại diện cho các quần thể sinh sống ổn định. Khảo sát thực hiện từ 35 bang trong những năm 1990 cho thấy quần thể gấu đen là ổn định hoặc tăng, ngoại trừ ở IdahoNew Mexico. Toàn bộ số lượng gấu đen ở Hoa Kỳ được ước tính dao động từ 339.000 đến 465.000,[17] mặc dù không tính đến các quần thể ở Alaska, Idaho, Nam Dakota, Texas, và Wyoming, mà số lượng quần thể chưa được biết.[16]

Tính đến năm 1993, quần thể gấu đen Mexico được biết đã tồn tại trong bốn khu vực, mặc dù thông tin về sự phân bố của các quần thể bên ngoài những khu vực này chưa được cập nhật kể từ năm 1959. Mexico là quốc gia duy nhất mà gấu đen được xếp loại là có nguy cơ tuyệt chủng.[16]

Môi trường sống

Số lượng quần thể gấu đen
tại Hoa Kỳ (2011) [18]
Alaska200000Arizona3000
Arkansas4000California30000
Colorado11000Florida3000
Georgia5000Idaho20000
Arizona3000Maine25000
Massachuset3000Michigan18000
Minnesota20000Montana10000
New Hampshire5000New Jersey3500
New Mexico6000New York6500
North Carolina13000Oregon27500
Pennsylvania14000Tennessee4500
Utah2000Vermont4100
Virginia16000Washington30000
West Virginia10000Wisconsin35000
Wyomingkhông rõKhác4635

Trong toàn bộ phạm vi phân bố, môi trường sống ưa thích của gấu đen Mỹ có một vài đặc điểm chung. Chúng thường được tìm thấy trong các khu vực có địa hình tương đối khó tiếp cận, thực vật dưới tán dày và một số lượng lớn các vật liệu ăn được (đặc biệt là quả sồi). Sự thích nghi với rừng và thảm thực vật dày của loài này có thể ban đầu là do gấu đen đã phát triển cùng với các loài gấu lớn hơn, hung dữ hơn, chẳng hạn như loài gấu mặt ngắn đã tuyệt chủng và gấu xám Bắc Mỹ vẫn còn tồn tại, mà chúng chiếm giữ môi trường sống thoáng hơn[19] và sự hiện diện của các loài động vật ăn thịt tiền sử lớn hơn như Smilodonsư tử Bắc Mỹ mà chúng có thể đã săn đuổi gấu đen.

Mặc dù đa phần sống ở khu vực hoang dã, vắng vẻ và khu vực nông thôn, gấu đen Mỹ có thể thích ứng để sống sót ở một số lượng nào đó ở các vùng ven đô, miễn là ở đó có thực phẩm dễ kiếm và một số khu vực cây cối bao phủ.[6] Trong hầu hết các vùng biên giới Hoa Kỳ, gấu đen ngày nay thường được tìm thấy ở các khu vực miền núi rất nhiều thảm thực vật, ở độ cao từ 400 đến 3.000. Đối với những con gấu sống ở vùng Tây Nam Mỹ và Mexico, môi trường sống thường gồm các vùng cây thông bách và cây bụi. Trong khu vực này, đôi khi các con gấu di chuyển đến các khu vực thoáng hơn để ăn các cây xương rồng lê gai. Có ít nhất hai loại môi trường sống chính khác biệt mà chúng sinh sống trong khu vực Đông Nam Hoa Kỳ. Gấu đen ở dãy núi Appalachian miền nam tồn tại chủ yếu là trong các khu rừng sồi và rừng hỗn hợp. Tại các khu vực ven biển phía đông nam (chẳng hạn như tiểu bang Louisiana hoặc Florida), các con gấu sống trong các hỗn hợp đồng cỏ cây lá kim, vịnh ven biển, và khu vực gỗ cứng đầm lầy. Trong khu vực phân bố phía đông bắc (Hoa Kỳ và Canada), môi trường sống chính bao gồm các tán rừng gỗ cứng như sồi, phong, và bạch dương, và các loài cây lá kim. Cây ngô và quả sồi cũng là những nguồn thực phẩm phổ biến của chúng trong một số vùng phía đông bắc; khu vực đầm lầy nhỏ, rậm rạp cung cấp cho chúng nơi trú ẩn tuyệt vời phủ kín hầu khắp các vùng cây tuyết tùng trắng. Dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, cây gỗ đỏ, vân sam, và sam chiếm ưu thế như là các khu bảo tồn lâu dài. Ngoài các loại rừng phía bắc này khu vực quan trọng kế tiếp đối với gấu đen là các khu vực cây bụi, đồng cỏ ẩm và khô, vùng thủy triều cao, khu vực ven sông và một loạt các bãi cây thân gỗ. Rừng vân sam, linh sam chiếm ưu thế trong nhiều khu vực phân bố của gấu đen trong vùng Rockies. Khu vực không phủ rừng quan trọng ở đây là đồng cỏ ẩm ướt, khu vực ven sông, vách núi tuyết lở, lề đường, các dòng suối, công viên ven đồi, và vùng núi tương đối cao. Ở những khu vực nơi con người tác động tương đối ít, chẳng hạn như vùng kéo dài của Canada và Alaska, gấu đen Mỹ có xu hướng được tìm thấy thường xuyên hơn ở các vùng đất thấp.[19] Trong khu vực đông bắc Canada, đặc biệt là Labrador, gấu đen đã thích nghi với các khu vực bán thưa thớt, là môi trường sống điển hình của gấu nâu ở Bắc Mỹ (có thể là do ở đây không có gấu nâu và gấu trắng Bắc Cực cũng như các loài động vật ăn thịt lớn khác).[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gấu đen Bắc Mỹ http://www.llbc.leg.bc.ca/public/pubdocs/bcdocs/37... http://publications.gc.ca/collections/Collection/C... http://www.wwf.ca/newsroom/?1058 http://www.bearbiology.com/fileadmin/tpl/Downloads... http://www.bearbiology.com/fileadmin/tpl/Downloads... http://sacramento.cbslocal.com/2012/03/29/bear-sav... http://www.freewebs.com/mountainlionsinfo/cougarvs... http://www.keywestaquarium.com/alligator http://articles.latimes.com/1997/aug/17/news/mn-23... http://www.nj.com/news/index.ssf/2010/07/nj_enviro...